Lịch sử Ban_Thường_vụ_Bộ_Chính_trị_Đảng_Cộng_sản_Trung_Quốc

Lịch sử ban đầu

Ban Thường vụ Bộ Chính trị được thành lập tháng 7/1928 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6. Từ tháng 1/1934-9/1956 đổi tên thành Ban Bí thư Trung ương. Từ sau Đại hội 8 thì đổi tên thành Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn tồn tại nhưng chỉ chịu trách nhiệm xử lý các công việc thường nhật hoặc trong tổ chức.

Cách mạng văn hóa

Trong thời gian đầu của cuộc cách mạng văn hóa, Ban Thường vụ Bộ Chính trị không hoạt động thường xuyên nữa, nhiều ủy viên chủ chốt bị loại khỏi chức vụ như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. Quyền lực thực sự thuộc về nhóm cách mạng văn hóa, theo danh nghĩa báo cáo với Ban Thường vụ Bộ Chính trị nhưng thực tế lại là "trung tâm quyền lực" ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội. Tại Đại hội 9, ủng hộ triệt để Mao Trạch Đông, Trần Bá ĐạtKhang Sinh được bổ sung vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, và Ban Thường vụ tiếp tục hoạt động trở lại nhưng không thường xuyên. Cuối thời kỳ cách mạng văn hóa, nội bộ tranh chấp nhau. Giữa năm 1975-1976, các ủy viên Khang Sinh, Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông đều qua đời. Đặng Tiểu Bình bị thanh trừng. Trong thời gian này nó không trở thành cơ quan hoạch định chính sách hay hành pháp nữa, và chỉ họp trong trường hợp đặc biệt. Sau khi Tứ nhân bang bị bắt trong đó có Trương Xuân KiềuVương Hồng Văn là 2 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và chỉ còn Hoa Quốc PhongDiệp Kiếm Anh vẫn đảm nhiệm. Ban Thường vụ được khôi phục lại hoàn toàn sau Đại hội 11.

Sau khi cải cách kinh tế

Sau khi trở lại quyền lực, một trong những mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là gia tăng quyền lực của Đảng và thể chế hóa các cơ quan như Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trong những năm 1980 Ban Thường vụ Bộ Chính trị trở thành cơ quan tối cao của Đảng. Ban Thường vụ được thiết lập theo cơ chế tập trung dân chủ, tức mọi quyết định phải được đồng thuận và biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên Ban Thường vụ vẫn chịu ảnh hưởng bởi Ủy ban Cố vấn Trung ương. Đặng Tiểu Bình là người chuyển giao quyền lực giữa 2 tổ chức này và quyền lực không chính thức của ông tác động vào chính trị. Năm 1987 Đặng Tiểu Bình và các lão thần cách mạng đã thay thế Hồ Diệu Bang bằng Triệu Tử Dương. Năm 1989 Đặng Tiểu Bình và các lão thần cách mạng đã ra lệnh cho quân đội tiến hành giải tán cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn, mặc dù Ban Thường vụ Bộ Chính trị không đồng ý. Triệu Tử Dương đã phản đối cuộc giải tán bằng quân đội, gây rạn nứt với các Ủy viên Thường vụ khác đứng đầu là Thủ tướng Lý Bằng. Kết quả, Triệu Tử Dương và Hồ Khải Lập bị truất quyền và được thay bằng Giang Trạch DânLý Thụy Hoàn.

Nhiệm kỳ 1982 - 1989, Ban Thường vụ Bộ Chính trị có cư cấu rất tinh giản gọn nhẹ và khoa học, chỉ gồm 5 người tập trung vào 2 cơ quan đầu não Trung ương Đảng và Quốc vụ viện, các chức danh có quyền lực thực tế như: Tổng Bí thư, Thủ tướng, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật, Phó Thủ tướng Thứ nhất. Còn các chức danh mang tính lễ nghi, đại diện cao cấp của nhà nước như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Chính hiệp tuy vẫn giữ ghế trong Bộ Chính trị nhưng không tham gia Ban Thường vụ., tuy vậy vẫn tham gia các cuộc họp quan trọng và chỉ đứng dưới chức Tổng Bí thư nhưng trên các Ủy viên Thường vụ khác.

Kể từ sau Hội nghị lần thứ 4 năm 1989 đây là lần cải tổ cuối cùng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tại Đại hội 14, 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được bầu và không thay đổi cho đến đại hội 15 khi Kiều ThạchLưu Hoa Thanh về hưu được thay thế bằng Úy Kiện HànhLý Lam Thanh, cho thấy Ban Thường vụ Bộ Chính trị hoạt động ổn định. Hồ Cẩm Đào là Phó Chủ tịch nước, đâu là lần đầu tiên chức vụ Phó Chủ tịch nước là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Tại Đại hội 16 của Đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng tới 9 ủy viên. Theo một số nhà quan sát cho rằng đây là sự sắp xếp cho những người trung thành với Giang Trạch Dân, vấn đề này còn được tranh cãi. Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư, Ban Thường vụ Bộ Chính trị có thể hiểu là "tập thể lãnh đạo" và "chủ tịch chung", trong số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân là ủy viên không có chức danh cụ thể được xác định (mặc dù phụ trách công tác lý luận Tư tưởng). Sự mở rộng cơ cấu này được Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân gọi là " Cửu Vị Phân Quyền", 9 người mỗi người nắm 1 mảng, tuy Tổng Bí thư lãnh đạo toàn cục nhưng quyền lực bị hạn chế rất nhiều, cơ cấu này tồn tại ổn định trong suốt khóa 16 và 17. Trong niên khóa 2002-2007 của đại hội 16 có một sự việc là Phó Thủ tướng thứ nhất Hoàng Cúc - một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã từ trần năm 2006 khiến 9 ghế lãnh đạo chỉ còn 8, để lại một khoảng trống quyền lực nhất định.

Đại hội 18 Ban Thường vụ giảm xuống còn 7 ủy viên. Bí thư Ủy ban chính pháp Trung ươngPhó Chủ tịch nước không được đưa vào Ban Thường vụ. Các chức vụ Bí thư điều hành và chức vụ tuyên truyền hợp nhất và do Lưu Vân Sơn đảm nhiệm

Liên quan

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Ban Tây Bắc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ban Thục truyền kỳ Ban Tôn giáo Chính phủ (Việt Nam) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Việt Nam)